Tìm kiếm


Liên kết website


Lượt truy cập

  •  Tổng lượng truy cập:     303819

Sức khỏe tâm thần

  • Chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt như thế nào?
  • Chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt như thế nào?

                             

    1. Thế nào là bệnh Tâm thần phân liệt?

    Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, điển hình nhất trong tất cả các bệnh loạn thần, tiến triển từ từ, có khuynh hướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng nhưng được coi là bệnh nội sinh vì sự phát bệnh ít lệ thuộc vào yếu tố bên ngoài. 

                           PDD2.png

    Đặc tính lâm sàng rõ nét là sự biến đổi nhân cách kiểu phân liệt tức là làm cho người bệnh dần dần tách rời khỏi cuộc sống xã hội bên ngoài, thu mình vào thế giới nội tâm (thế giới tự kỷ) làm cho họ khô lạnh dần, khả năng làm việc ngày một giảm sút và có nhiều hành vi và ý nghĩ kỳ dị, khó hiểu.

    2. Chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt như thế nào?

    Cần giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý xã hội, chức năng nghề nghiệp.

    * Đối với người bệnh:

    - Phải uống thuốc đều đặn và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ;

    - Tránh thức khuya, tránh mọi lo lắng, căng thẳng hoặc suy nghĩ bi quan về bệnh;

    - Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá;

    - Làm việc phù hợp với tình trạng sức khỏe.

    * Đối với gia đình:

    - Tạo không khí thoải mái cho người bệnh, tránh gây căng thẳng, to tiếng, tranh luận hoặc cãi nhau với người bệnh;

     

    - Nhắc nhở người bệnh ăn ngủ điều độ; tự thực hiện vệ sinh cá nhân;

    - Cho người bệnh tham gia công việc gia đình như: dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, dọn vườn….công việc nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh;

    - Cất giữ cẩn thận các vật như: dao, kéo, lưỡi lam và các vật sắc nhọn khác phòng trường hợp người bệnh bị bệnh trở lại bất ngờ gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh;

    - Trường hợp người bệnh ổn định tốt có thể tham gia các công việc trước đây đã làm hoặc giảm bớt một phần khối lượng công việc;

    - Tránh điều trị bằng các phương pháp như thầy bà, cúng bái, các cây thuốc nam không rõ công dụng.

     

    * Quản lý thuốc của người bệnh:

    Thuốc là biện pháp có hiệu lực nhất trong điều trị các trạng thái loạn thần cấp, chống lại xu hướng mạn tính và tái phát của bệnh. Người nhà cần:

    - Quản lý thuốc chặt chẽ, không để người bệnh tự lấy thuốc uống đề phòng người bệnh uống quá liều hoặc tự sát.

    - Giữ thuốc và cho người bệnh uống đúng theo toa bác sĩ; không tự ý ngưng thuốc.

    - Khi cho người bệnh uống thuốc, cần kiểm tra xem người bệnh có giấu thuốc không?

    - Khi người bệnh có các tác dụng phụ của thuốc (cứng hàm, chảy nước dãi, khó nuốt, run tay chân, trợn mắt, vẹo cổ,...) đưa người bệnh đến bệnh viện để bác sĩ khám lại.

    - Đưa người bệnh tái khám đúng hẹn để bác sĩ điều chỉnh lại thuốc và có hướng điều trị thích hợp.

    * Tái phát bệnh: tái phát là đặc điểm của bệnh Tâm thần phân liệt.

    - Các yếu tố dễ dẫn đến tái phát bệnh:

    + Uống thuốc không đúng theo toa và hướng dẫn của bác sĩ;

    + Môi trường không dung nạp: hắt hủi, ngược đãi, bỏ rơi,…

    + Khó khăn không có chỗ nương thân.

    - Các sang chấn tâm lý làm cho người bệnh Tâm thần phân liệt dễ tái phát gồm:

    + Thái độ giễu cợt, trêu ghẹo; hành vi ngược đãi, hành hạ.

    + Phân biệt đối xử trong giao tiếp xã hội, trong phân công việc làm.

    + Ly thân, ly hôn.

    + Yêu cầu, đề nghị hợp lý của người bệnh không được đáp ứng.

    + Các mất mát về tình cảm, danh dự, cái chết của người thân.

    - Các biểu hiện bệnh tái phát bệnh:

    + Người bệnh thấy căng thẳng ngày một tăng.

    + Thấy lo lắng viển vông không thể thư giãn.

    + Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ…).

    + Mệt mỏi

    + Dễ kích thích, cáu gắt.

    + Hoảng sợ không lý do.

    + Thu mình, từ chối giao tiếp, từ chối ăn uống.

    + Thờ ơ với mọi người và với bản thân, không tự chăm sóc bản thân.

    => Khi người bệnh tái phát bệnh cần đưa người bệnh đến Bệnh viện chuyên khoa tâm thần để bác sĩ khám, điều chỉnh thuốc hoặc có hướng điều trị thích hợp./.

     

    “Tất Cả Vì Sức Khỏe Người Bệnh Tâm Thần”

                                                                                                                   Phòng Điều dưỡng

                                                                                                                                           Bệnh viện Tâm thần Đồng Tháp.
  • BVTTDT
  • Các tin khác
Lên đầu trang